Dây chuyền sản xuất gạch nung là khâu quan trọng nhất giúp
doanh nghiệp tạo ra những sản cung cấp cho thị trường. Chất lượng của gạch có
đảm bảo và bền lâu hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy trình này. Vây để đánh
giá được quá trình sản xuất gạch trong doanh nghiệp của bạn cùng tìm hiểu bài
viết dưới đây để biết được dây chuyền sản xuất gạch nung như thế nào nhé.
Dây chuyền sản xuất gạch nung có quy trình và phương pháp như
thế nào
Dây chuyền sản xuất gạch nung trải qua nhiều công đoạn.
Công nghệ sản xuất gạch nung bao gồm 5 giai đoạn từ khâu khai
thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, hong khô cho đến nung gạch và làm nguội
ra lò gạch.
Khai thác nguyên liệu gạch lát nền cao cấp:
Khai thác đất sét
cần phải loại bỏ lớp đất dùng để trồng trọt ở trên, việc khai thác này có thể
tiến hành bằng máy ủi, máy đào, máy cạp… Đất sét sau khi khai thác cần được ủ
cẩn thận để tăng tính dẻo mềm và độ hài hòa của đất.
Gạch nung cần phải nung trong nhiệt độ cao
và bảo quản cẩn thận.
Nhào trộn đất sét: Nhào trộn
đất sét sẽ làm tăng tính dẻo và độ đồng đều cho đất sét giúp cho việc tạo hình
được dễ dàng. Quá trình này nếu số lượng lớn cần phải nhờ vào các loại máy cán
thô. cán mịn, máy nhào trộn, máy một trục hai trục để nghiền đất.
Tạo hình: Bước tiếp theo khi đã tạo ra được nguyên
liệu mềm dẻo đủ tiêu chuẩn người ta bắt đầu tạo hình cho gạch bằng máy đùn ruột
gà theo tên gọi thuần việt. Trong quá trình tạo hình gạch bạn phải dùng thiết
bị hút chân không để tăng độ đặc của sản phẩm.
Phơi sấy: Gạch được làm thành viên vẫn có độ ẩm lớn
nếu nung ngay sẽ khiến cho gạch bị nứt vỡ dẫn đến hỏng hóc không dùng được. Vì
vậy trước khi nung gạch phải phơi sấy đảm bảo sản phẩm có một độ cứng cần thiết
tránh biến dạng khi xếp vào lò nung trong khâu chuẩn bị. Thời gian gạch thường
từ 8 đến 15 ngày nếu để trong nhà giàn.
Gạch thành phầm phân phối ra thị
trường.
Nếu sử dụng lò nung sấy thời gian sẽ nhanh
hơn chỉ từ 18 đến 24h. Việc sấy bằng lò nung giúp cho quá trình sản xuất nhanh
hơn, năng suất cũng tăng cao mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Hơn nữa,
việc làm này lại không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài nên chất lượng sản
phẩm tốt. Tuy nhiên, cách nung này đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn, tốn nhiên liệu
trong quá trình sấy.
Nung: Bước tiếp theo là nung gạch, đây quả thực
là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của gạch đất sét. Quá trình nay
bao gồm 3 giai đoạn. Nhiệt độ nung phải luôn từ 1000 đến 10500C, quá trình nung
nhằm biến đổi các chất khoáng tạo ra sản phẩm có cường độ cao, màu sắc đỏ
hồng.
Làm nguội: Sau khi nung xong gạch sẽ được làm nguội một cách
từ từ tránh đột ngột để phòng ngừa gạch bị nứt vỡ. Khi ra lò nhiệt độ của gạch
khoảng 50 – 550C. Gạch cần được làm nguội trong thời gian nhất định sau đó xuất
ra thị trường.
Thông thường hiện nay trên thị trường lò nung có 2 loại là
gián đoạn và liên tục. Theo đó lò nung liên tục sẽ cho hiệu quả cao hơn do chế
độ nhiệt ổn định, được nung trong một khoảng thời gian nhất định. Còn lo gián
đoạn công suất nhỏ, gạch được nung thành các mẻ khác nhau nên chất lượng không
cao.
Dây chuyền sản xuất gạch nung không quá phức tạp tuy nhiên
ngày nay các doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, công suất và thời gian làm
việc nên thường lựa chọn dây chuyền sản xuất gạch không nung. Quy trình này
được làm bằng công nghệ hiện đại, ít thao tác của con người lại tăng cao về cả
số lượng lẫn chất lượng. Vậy nên doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc 2 quy trình
này để lựa chọn cho mình dây chuyền phù hợp với nhu cầu hiện nay nhất nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét